Dụng cụ phục hồi chức năng là bộ phận không thể thiếu trong công tác phục hồi chức năng.
Dụng cụ phục hồi chức năng có tác dụng cải thiện chức năng một cách to lớn và hiệu quả, đặc biệt là khi được chuyên gia, bác sĩ chỉ định, hướng dẫn phù hợp với từng bệnh nhân.
Dụng cụ phục hồi chức năng giúp người bị khuyết tật, người bệnh cần PHCN khắc phục được nguy cơ giảm khả năng và ngăn ngừa các biến dạng do sai tư thế. Nhất là ở các tuyến cơ sở, các dụng cụ hỗ trợ giúp người bệnh có khó khăn dễ dạng vận động và hội nhập xã hội.
Dụng cụ phục hồi chức năng được chia thành 4 nhóm:
1. Dụng cụ trợ giúp
Là những dụng cụ hỗ trợ các hoạt động chức năng của người bệnh, các dụng cụ này tăng cường hoặc caiar thiện các chức năng bị giảm sau khi bị tai nạn hoặc bị bệnh.
Nhóm này bao gồm dụng cụ trợ giúp di chuyển và trợ giúp trong sinh hoạt.
Các dụng cụ trợ giúp di chuyển
Gồm xe lăn, thanh song song, khung đi, nạng nách và nạng khuỷu, gậy và các loại nẹp như: nẹp dưới gối, nẹp trên gối, nẹp qua háng
Dụng cụ trợ giúp sinh hoạt hàng ngày
Gồm: bàn ăn tại giường, tay cầm bằng gỗ, tay cầm bằng vải.
Những dụng cụ này giúp tay của người bệnh có thể giữ chắc vào tay cầm, trong khi đầu kia cắm thìa, bút, lược để thực hiện các thao tác.
2. Dụng cụ chỉnh hình
Là những dụng cụ được sử dụng để phòng ngừa hoặc nắn chỉnh sự lệch trục của các bộ phận trên cơ thể.
3. Dụng cụ thay thế
Là những dụng cụ được sử dụng để thay thế một bộ phận cơ thể đã mất với mục đích tăng tính thẩm mỹ hoặc phục hồi chức năng.
4. Dụng cụ tập tăng cường chức năng
Là những thiết bị, dụng cụ tập được sử dụng để tăng cường sức mạnh cơ, duy trì tầm vận động của các khớp hoặc nhằm đạt các mục tiêu khác như: thăng bằng, mềm dẻo, điều hoà sức khoẻ...