Vai trò của người điều dưỡng trong phục hồi chức năng

Khái niệm về điều dưỡng và điều dưỡng phục hồi

Đã có những định nghĩa khác nhau về từ "Điều dưỡng", nhưng nói một cách khái quát thì nhiệm vụ của người điều dưỡng là trợ giúp người bệnh trong việc hoàn tất các hoạt động, phục hồi sức khỏe. 

Công việc điều dưỡng được thực hiện theo chiều hướng giúp cho người bệnh tự làm lấy mọi công việc trong khả năng về thể chất và tinh thần cho phép-có nghĩa là giúp người bệnh ấy có khả năng sinh hoạt độc lập tối đa càng nhiều càng tốt.

Chỉ trừ những dạng đặc biệt khó khăn đòi hỏi phải có những kiến thức và kỹ thuật đặc biệt về chuyên ngành phục hồi, người điều dưỡng có thể làm và dạy cho người bệnh thực hiện những điều liên quan mật thiết tới công tác phục hồi. Tuy đó có thể là những động tác phục hồi rất đơn giản nhưng lại vô cùng cần thiết, ví dụ như các hoạt động sinh hoạt hàng ngày như mặc và cởi áo quần, di chuyển từ giường qua xe lăn, từ xe lăn tới nhà vệ sinh, bồn tắm, chải đầu, đánh răng, cạo râu, trang điểm ... 

Vai trò của người điều dưỡng trong phục hồi chức năng

Người bệnh chỉ có thể được xem là có khả năng sinh hoạt độc lập khi chính họ tự làm được những công việc nhỏ nhặt trong sinh hoạt hàng ngày - những điều vô cùng cần thiết của cuộc sống.

Vai trò của người điều dưỡng trong phục hồi chức năng

Phục hồi chức năng cho người khuyết tật do nhóm phục hồi thực hiện. Điều dưỡng viên là một thành viên không thể thiếu của nhóm. Điều dưỡng phục hồi là một khái niệm mở rộng về điều dưỡng. Người điều dưỡng phải đảm nhận một lúc 4 vai trò:

Vai trò của người điều dưỡng trong phục hồi chức năng

- Trực tiếp làm công tác điều dưỡng trên giường bệnh.

- Phối hợp mọi yêu cầu chăm sóc y tế cho người bệnh của các thành viên trong nhóm phục hồi.

- Giáo dục hướng dẫn về cho người bệnh và thân nhân họ cách chăm sóc và tự chăm sóc bản thân.

- Là người tạo sự liên lạc giữa các thành viên trong Toán phục hồi. 

Nhiệm vụ của điều dưỡng viên

-Trao đổi thông tin, cộng tác và phối hợp chặt chẽ với các thành viên trong nhóm phục hồi.

- Tạo ra môi trường sạch sẽ, an toàn và không khí thoải mái, dễ chịu nhằm cải thiện sức khỏe cho người bệnh.

- Đề phòng biến chứng và các thương tật thứ cấp do bất động lâu ngàyđối với hệ tim mạch, hệ hô hấp, hệ vận động (yếu cơ, cứng khớp), hệ tiêu hóa, hệ tiết niệu-sinh dục, loét do đè ép, nhiễm trùng…

Vai trò của người điều dưỡng trong phục hồi chức năng

- Giúp đỡ, động viên người bệnh về mặt tinh thần và tâm lý để xua tan nổi sợ hãi, lo âu, thất vọng do thương tật để lại, dũng cảm đối mặt với thương tật hiện có, giúp họ lấy lại thăng bằng, lòng tự trọng, tính độc lập và niềm tin vào cuộc sống.

- Giúp người bệnh tận dụng, duy trì và phát huy khả năng còn lại một cách tối đa.

- Giáo dục, bệnh nhân và người nhà của họ tất cả mọi vấn đề chăm sóc và tự chăm sóc cho bản thân.

- Giải thích cho người nhà và cộng đồng hiểu và thông cảm với hoàn cảnh của người khuyết tật.

Những yêu cầu cần có của ngươì điều dưỡng

Để giúp bệnh nhân đạt được mục tiêu của điều trị và phục hồi, người điều dưỡng cần:

- Có kiến thức chuyên môn, có tinh thần trách nhiệm, nhạy cảm đối với những nhu cầu, tình cảm và tình trạng của người bệnh cũng như cá tính của họ.

- Có tinh thần sáng tạo, hoạt bát, cứng rắn và tự tin.

Vai trò của người điều dưỡng trong phục hồi chức năng

- Kiểm tra thaí độ của người bệnh đối với sự giảm khả năng của họ. Nếu phát hiện thấy ở họ xuất hiện thái độ không tích cực thì cần  phải hỗ trợ, giúp họ lấy lại lòng tin, lòng tự trọng để đối đầu với thực tế và tích cực tham gia vào chương trình tập luyện phục hồi.

KẾT LUẬN 

Chăm sóc điều dưỡng là một bộ phận rất quan trọng trong việc điều trị và phục hồi chức năng cho người bệnh. Chất lượng của điều trị và phục hồi phụ thuộc rất lớn vào công tác điều dưỡng, do đó điều dưỡng viên không chỉ là người tinh thạo về chuyên môn mà còn là người có tình thương thật sự và trách nhiệm lớn lao đối với người bệnh và là một thành viên không thể thiếu trong nhóm phục hồi.

Bình luận/hỏi đáp

Lưu ý: Thông tin của bạn sẽ được bảo mật.

Loading...