Nhiều người cho rằng: phụ nữ mang thai không nên thực hành các bài tập cơ bụng bởi các động tác trong quá trình tập cơ bụng sẽ gây ảnh hưởng xấu đối với thai nhi. Tuy nhiên, theo các chuyên gia về sức khỏe và sinh sản phụ nữ thì quan niệm này là không đúng.
Tập thể dục khi mang thai tốt cho mẹ bầu trong việc giữ cơ thể trước nguy cơ thừa cân, tiểu đường thai kỳ. Hơn nữa, còn giúp bà bầu “vượt cạn” dễ dàng hơn, đồng thời nhanh chóng hỗ trợ cơ thể hồi phục sau sinh. Tuy nhiên, với một vài trường hợp đặc biệt, hạn chế...
Thứ nhất, các bài tập với vùng bụng cần được sự hướng dẫn của chuyên gia, và nên tránh các động tác bụng được tập theo sở thích của mình.
Khi đã bước vào 3 tháng giữa của thai kỳ thì việc nằm ngửa không còn được khuyến khích nữa. Tư thế này tạo áp lực lên tử cung và ảnh hưởng đến lượng máu mà thai nhi nhận được. Hơn nữa, động tác tập bụng sẽ khiến bạn chóng mặt và dễ bị té ngã. Do đó, tốt nhất là tập động tác này dưới sự giúp đỡ của một huấn luyện viên chuyên nghiệp.
Thứ hai, bạn cần "nghe ngóng" chính sức khỏe của mình, động tác tập bụng vẫn có thể tiến hành đối với các mẹ hoàn toàn khỏe mạnh, tuy không thể tập thoải mái như khi chưa mang thai.
Bạn có thể thực hiện một chế độ tập luyện khi mang thai từ mức độ nhẹ đến trung bình. Không riêng các bài tập bụng, các động tác thể dục khi mang thai đều cần phải tiến hành một cách có kiểm soát, vì đây là giai đoạn mà cơ thể phải chịu áp lực lớn và rất dễ trở nên quá tải.
Tập thể dục có thể gây “nghiện”, nếu bạn là người đã quen với việc tập nặng, bạn nên "quên" nó. Có rất nhiều lựa chọn để bạn có thể thay thế: Bơi lội, yoga, đi bộ…
Khi tập bụng, cần chú ý đến những yếu tố sau:
- Luôn bổ sung đủ nước trước khi tiến hành luyện tập. Điều này giúp bạn tránh chuột rút và đau cơ.
- Đừng tiếp xúc với ánh mặt trời quá nhiều nếu bạn muốn thực hiện việc luyện tập ngoài trời.
- Không bao giờ luyện tập quá sức khi mang thai. Bạn cần giảm cường độ luyện tập xuống một mức thấp, nhất khi đã bước vào giai đoạn sau của thai kỳ.
- Kiểm soát mức độ luyện tập để tránh thân nhiệt quá nóng ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
- Nếu đang bị bệnh hoặc gặp biến chứng trong thai kỳ, ngừng tập luyện là một quyết định khôn ngoan.
- Đừng tập bụng khi bạn cảm thấy mệt mỏi
- Nếu bạn đang mang thai đôi hay đa thai thì tốt nhất là tránh động tác tập bụng.
- Không được tập quá 20 lần gập bụng ngay cả khi bạn cảm thấy mình dồi dào sức khỏe.
Hãy ngừng tập bụng ngay khi bạn gặp phải những vấn đề sau:
- Bạn bị chảy máu âm đạo
- Bạn cảm thấy chóng mặt
- Khó thở
- Đau đầu và co thắt tử cung